Phải làm sao khi bị từ chối visa Schengen?

Bạn xin visa đi các nước châu Âu (visa Schengen) nhưng bị từ chối? Bạn không biết lý do vì sao mình bị trượt và cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây từ Visana sẽ tổng hợp lại một số nguyên nhân trượt visa Schengen phổ biến và cách xử lý trong trường hợp bạn không may bị từ chối cấp visa loại visa này.

Có thể bạn sẽ cần: Visa Schengen đi được nước nào

Bạn cung cấp sai thông tin hoặc giả mạo thông tin

Gần đây, có chị A bị từ chối cấp visa Schengen do thông tin khách sạn chị định lưu trú không trùng khớp với thông tin mà cán bộ đại sứ quán kiểm tra. Thực tế, chị A này không cố tình khai sai thông tin mà do chị đã hủy booking khách sạn sau khi nộp hồ sơ. Bài học rút ra ở đây là bạn chỉ nên hủy giao dịch khách sạn/vé máy bay khi đã có trong tay visa nhé. Đây chỉ là một sơ suất cơ bản, nhưng thông tin của bạn sẽ được lưu lại trên hệ thống Schengen Information System (SIS) và sẽ không dễ dàng để bạn có thể xin visa những lần sau đó.

Vậy nếu bạn khai thông tin giả thì sao? Đương nhiên, 99% bạn sẽ bị phát hiện và chắc chắn là bị đánh trượt visa. Vì thế, bạn tuyệt đối không được làm giả hồ sơ, bạn không thể nào trót lọt dưới con mắt của những nhân viên xét duyệt với kinh nghiệm xử lý hàng triệu bồ hồ sơ đâu nhé.

Hồ sơ của bạn chưa đầy đủ theo yêu cầu

Một số bạn xin visa Schengen tự túc thường hay chủ quan bỏ qua một số giấy tờ do nghĩ không quan trọng hoặc chuẩn bị sai loại giấy tờ theo yêu cầu. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến việc bị từ chối cấp visa. Bạn hãy chuẩn bị một checklist những giấy tờ cần nộp cho đơn vị cấp thị thực và đảm bảo không bỏ sót hay bỏ qua bất cứ thứ gì. Trong trường hợp bạn được yêu cầu bổ sung giấy tờ, bạn cũng không được trì hoãn hay chậm trễ, vì rất có thể đây sẽ là một nguyên nhân nữa khiến bạn bị trượt.

Để tìm hiểu toàn bộ hồ sơ và thủ tục, vui lòng xem tại website Visana về Visa Schengen bạn nhé!

Mục đích của chuyến đi thiếu tính thuyết phục

Nếu mục đích lưu trú của bạn là du lịch thì bạn cần chuẩn bị lịch trình chi tiết chuyến đi, vé máy bay, booking khách sạn, bảo hiểm du lịch. Nếu mục đích là công tác bạn cần có thư mời của đối tác được xác thực, giấy đề nghị công tác của đơn vị bạn đang làm việc. Tương tự, nếu mục đích là thăm thân bạn cần giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người thân và sự ràng buộc với nước sở tại (sự ràng buộc liên quan đến gia đình, công việc, thu nhập, v.v. tại Việt Nam). Hoặc thời gian bạn xin lưu trú tại các nước thuộc khối Schengen không thống nhất với thông tin trên vé máy bay, booking khách sạn, bảo hiểm cũng là lý do khiến cho bộ hồ sơ của bạn không được đánh giá cao.

Không có bảo hiểm du lịch

Mỗi quốc gia Schengen đều có những quy định về các mức chi trả bảo hiểm khác nhau. Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm dù bạn mua gói bảo hiểm chi phí thấp cũng bao gồm chi trả trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, tai nạn, cấp cứu…
Bảo hiểm du lịch là điều kiện bắt buộc nhưng một số bạn thường coi nhẹ, nghĩ rằng không cần thiết. Ngoài ra, khi mua bảo hiểm du lịch bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố sau:

  • Phải có hiệu lực cho toàn bộ khối Schengen
  • Phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú
  • Nếu chưa xác định rõ ngày đi/về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.

Tìm hiểu thêm nguyên nhân: Bị từ chối visa Schengen

Trên đây là một vài lí do và cách xử lí khi visa Schengen của bạn bị từ chối. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đầy đủ thông tin hữu ích và chính xác cho chuyến đi châu Âu sắp tới của bạn. Vui lòng liên hệ 1900 0284 nếu bạn cần bất kì sự hỗ trợ nào từ Visana nhé!

Tổng hợp kinh nghiệm: Du lịch châu Âu tự túc